PoE là từ viết tắt của cụm từ Power Over Ethernet nghĩa là Công nghệ cấp nguồn PoE cho phép cấp nguồn điện qua dây cáp mạng RJ45 được nối từ switch đến các thiết bị cắm dây mạng. Trên đường dây cáp mạng bây giờ ngoài nhiệm vụ cấp tín hiệu internet còn phải cấp luôn nguồn điện cho các thiết bị dùng mạng.

1. Cách hoạt động Thiết bị cấp nguồn PoE

Nếu như trước đây để cấp nguồn và kết nối tín hiệu mạng thiết bị mạng như Camera, router wifi, điện thoại IP… cần phải kéo song song 2 đường dây gồm 1 đường dây điện để cấp nguồn cho thiết bị và 1 đường dây mạng cấp internet cho thiết bị. Như vậy vừa mất thời gian công sức lại thiếu thẩm mỹ.

Công nghệ cấp nguồn PoE khắc phục các vấn đề này giúp cấp cả nguồn và tín hiệu mạng với duy nhất trên dây mạng.

2. Các cách để truyền nguồn điện trên cables ethernet

Đầu tiên phải hiểu về chuẩn bố trí chân trong đầu dây mạng RJ45

RJ45 là tên viết tắt của một cáp mạng có cấu tạo bởi 8 dây nhỏ chia làm 4 cặp với màu sắc khác nhau và còn có tên gọi khác là dây cáp mạng RJ45. Khi mắc đây mạng kết nối internet với Modem, Hub, Switch ta cần phải bấm cáp mạng đúng chuẩn, loại đầu bấm này được gọi là hạt mạng RJ45.

 

 

Dây mạng RJ45 có cấu tạo chung là 8 dây nhỏ với 4 cặp màu như sau:

– Cam / Cam trắng

– Xanh lá / Xanh lá trắng

– Xanh dương / Xanh dương trắng

– Nâu/ Nâu trắng

Với những cặp màu được phân biệt rõ ràng như trên, bạn cần phải bấm đầu dây vào hạt mạng RJ45 theo những cách bấm dây mạng theo chuẩn quốc tế A và B được sắp xếp thứ tự và mầu như sau

– A (Bấm thẳng): Cách bấm này rất đơn giản, bạn bấm 2 đầu dây giống nhau 1 và 2 thường được sử dụng để kết nối máy tính với Switch, Hub…

– B (Bấm chéo): Cách bấm này sẽ là 1 đầu bấm theo kểu 1 còn đàu con lại kiểu 2, hiểu đơn giản hơn là một đầu bấm đúng với thứ tự còn đầu còn lại sẽ đổi vị trí của các dây ở vị trí số 1, 2, 3 và 6 cách bấm này để nối trực tiếp 2 máy tính với nhau.

Cách truyền nguồn điện trên mạng/ cables ethernet

Cách 1: Sử dụng các đôi cáp dự phòng dùng đôi cáp ở chân số 4 và 5 được kết nối với nhau để tạo nên cực dương (+) nguồn và đôi cáp ở chân số 7 và 8 được kết nối với nhau và tạo nên cực âm (-) của nguồn. (Trên thực tế, những thay đổi cuối cùng trong chuẩn không bắt buộc cực nào là cực dương hay âm của nguồn). 

Mô tả như hình dưới là dựa trên chuẩn B bấm thẳng

Cách 2: Trong trường hợp mạng kết nối Gigabit (1000Mbps) thì cần phải có đủ 8 sợi lúc này để truyền nguồn điện sẽ dùng 2 cặp cùng được sử dụng để truyền dữ liệu đồng thời thực hiện dẫn điện. PSE được kích điện cho 2 cặp dữ liệu trên (pin 1,2 và pin 3,6) thông qua trung tâm chuyển mạch biến điện mà không ảnh hưởng đến việc truyền dữ liệu.

3 Các chuẩn PoE và Ứng dụng công nghệ PoE trong kỹ thuật và cuộc sống

3.1. Chuẩn IEEE 802.3bt PoE

Mục tiêu của tiêu chuẩn “IEEE 802.3bt PoE” bao gồm: tương thích ngược với chuẩn “af” và “at”, hỗ trợ ứng dụng 10Gbase-T, chỉ định các thông số nhằm hạn chế sự thiếu cân bằng khi truyền tín hiệu giữa các đôi dây, và cung cấp tối thiểu mức công suất 49W cho các thiết bị và cũng đòi hỏi hệ thống cable đôi xoắn phải có hiệu suất cao.

Người dùng muốn triển khai và tận dụng khả năng cấp nguồn của 802.3bt cần chú ý hơn đến thông số hiệu suất hệ thống cable so với trước đây, đặc biệt là điện trở thuần bất đối xứng và điện trở bất đối xứng giữa các đôi dây đã được khảo sát kỹ trong 802.3bt.

3.2. Chuẩn IEEE 802.3at PoE.

PoE+ (IEEE 802.11at) là một chuẩn mới hỗ trợ tối đa 30W mỗi port. Nếu một Switch hỗ trợ PoE+, nó cũng hiển nhiên hỗ trợ PoE hoặc chỉ là dữ liệu trong cùng một port. Mỗi Switch có thể tự động tương thích với các thiết bị kết nối và quyết định có dùng PoE+, PoE hay là chỉ dữ liệu.

Tại sao cần nâng cấp lên PoE+ trong khi PoE cũng đáp ứng được các nhu cầu hiện tại?

Công nghệ PoE đã là tốt cho IP Phones, các IP Camera đơn giản, các Access Points, v.v.. Nhưng PoE+ có thể hỗ trợ cho đòi hỏi của những thiết bị mới về nhu cầu nguồn điện năng cao ví dụ như: IP Video Phones, IP PTZ (PanTilt Zoom), Outdoor camera, Dome Camera, và các Access Point… chuẩn N/AC chạy 2 băng tầng (2.4Ghz/5.0Ghz). Thiết bị sử dụng công nghệ PoE tuy giá thành sản phẩm đắt hơn chút so với công nghệ cũ, nhưng chúng ta tiết kiệm được tiền mua thêm dây, nguồn và thi công,….

3.3. Chuẩn IEEE 802.3af PoE.

– POE (Power Over Ethernet, 802.11af) là chuẩn kích hoạt nguồn cung cấp điện trên các Switch cùng với truyền tải dữ liệu thông qua sử dụng cable mạng Cat 5E/6. Nếu các cổng trên Switch hỗ trợ IEEE 802.3af, bạn không cần phải tách riêng dây nguồn (Adapter) để duy trì nguồn điện cho các thiết bị mạng được hỗ trợ chuẩn PoE. chuẩn IEEE 802.3af PoE hỗ trợ tối đa PoE lên tới 15.4W mỗi port.

– Ở chuẩn IEEE 802.3af PoE, có thể cung cấp nguồn lên tới 48VDC với công suất là 12,95W qua cable Cat5 đối với các dịch vụ Ethernet 10/100/1000Mbit/s tiêu chuẩn. Để có thể phù hợp chuẩn IEEE 802.3af PoE, các thiết bị cấp nguồn trên Ethernet phải được định nghĩa, phân loại, có khả năng điều khiển trong quá trình khởi động và đáp ứng các yêu cầu về cách ly giữa nguồn và dữ liệu.

4. Thiết bị sử dụng công nghệ PoE đã có mặt trên thị trường

Thiết bị thu ngân tại các điểm bán lẻ của cửa hàng, siêu thị, Hệ thống điều khiển điều hòa và kiểm soát ra vào trong toà nhà, Hệ thống báo gọi y tá trong bệnh viện, Thiết bị cuối ảo hóa trong doanh nghiệp, Hệ thống điều khiển dây chuyền công nghiệp, Bộ chuyển mạch PoE, Access point, Camera trong hệ thống an ninh…

Hy vọng với những thông tin trên, người dùng có thể hiểu rõ hơn về công nghệ cấp nguồn PoE. Cũng như nắm rõ hơn về các kiến thức liên quan và sự cần thiết của hệ thống để có cái nhìn tốt hơn trong việc sử dụng cho doanh nghiệp hay gia đình.